Mô hình văn phòng làm việc chung được tạo ra nhằm thay thế các văn phòng truyền thống không đáp ứng được nhu cầu làm việc của các doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam thường phải sử dụng các căn hộ chung cư làm văn phòng. Tuy nhiên do những hạn chế nên nhu cầu về không gian làm việc chung tại các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh.
Văn phòng làm việc chung giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê văn phòng truyền thống bởi những văn phòng này thường có diện tích lớn hơn nhu cầu thực tế của họ. Bên cạnh đó, mô hình này còn tạo ra môi trường linh hoạt, cho phép nhân viên làm việc độc lập hoặc gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ ý tưởng với nhau. Trong bài viết dưới đây, HELI INTERIOR DESIGN sẽ cùng bạn khám phá mô hình văn phòng làm việc chung là gì, đặc điểm mô hình, các mẫu thiết kế ấn tượng và yêu cầu khi thiết kế văn phòng làm việc chung.
Nội dung bài viết
Toggle1. Mô hình văn phòng làm việc chung là gì?
Mô hình văn phòng làm việc chung (Coworking space) là kiểu không gian làm việc được cho thuê hoặc chia sẻ, với diện tích rộng rãi và đầy đủ các tiện nghi như máy lạnh, máy in, phòng giải trí, khu vực đậu xe miễn phí và có thể cung cấp từ 1 – 70 chỗ ngồi làm việc.
Mô hình này chủ yếu hướng đến các công ty nhỏ và những người làm việc tự do, cho phép họ làm việc độc lập nhưng vẫn có thể giao lưu, chia sẻ công việc và ý tưởng với nhau như trong môi trường văn phòng truyền thống. Việc chọn mô hình văn phòng làm việc chung giúp doanh nghiệp và nhân viên tiết kiệm chi phí như các khoản phí dịch vụ điện, nước, vệ sinh, bảo vệ an ninh, Internet và các thiết bị văn phòng khác.
2. Đặc điểm của mô hình làm việc chung
Mô hình văn phòng làm việc chung có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Các doanh nghiệp được tận hưởng các tiện ích hiện đại từ cơ sở vật chất đến không gian làm việc độc đáo, ấn tượng.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký địa chỉ công ty tại các địa điểm thuận lợi, nâng cao khả năng quảng bá thương hiệu, khai báo thuế,… giúp tiết kiệm chi phí thuê, mua bất động sản để thành lập công ty.
- Các văn phòng làm việc chung cũng cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cần thiết như wifi, máy in, hệ thống phòng cháy chữa cháy, bàn ghế văn phòng đầy đủ.
- Doanh nghiệp khi thuê văn phòng làm việc chung sẽ có đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp, đại diện cho hình ảnh của công ty khi gặp khách hàng. Hệ thống phòng họp, máy chiếu, màn hình rộng cùng các trang thiết bị hiện đại khác cũng được bố trí, tạo ra không gian làm việc lý tưởng cho giao lưu, học hỏi, trao đổi và cạnh tranh giữa các công ty với nhau.
Nhược điểm
- Khó bảo mật thông tin. Nguyên nhân là do môi trường làm việc mở có thể khiến thông tin quan trọng dễ rò rỉ, lấy cắp nếu không có biện pháp bảo mật an toàn.
- Mức độ cạnh tranh tại Co-working Space cũng rất cao, đặc biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
- Giờ giấc làm việc của các doanh nghiệp không giống nhau có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và yên tĩnh của nhân viên tại các công ty khác.
3. Mẫu thiết kế văn phòng làm việc chung
Mẫu 1: Thiết kế văn phòng làm việc chung tiện nghi
Mẫu thiết kế văn phòng làm việc chung dưới đây hướng đến phong cách hiện đại, trẻ trung và năng động, chú trọng đến sự tiện nghi, thoải mái và hiệu quả. Mô hình không gian mở, tạo sự kết nối và cộng tác giữa các thành viên.
Mẫu 2: Thiết kế văn phòng làm việc chung không gian xanh
Văn phòng được thiết kế theo phong cách xanh, bố trí các cây xanh giúp lưu thông không khí, giải tỏa tâm lý căng thẳng đem đến sự thoải mái, dễ chịu. Vật liệu xây dựng và nội thất được sử dụng chủ yếu là gỗ, tạo sự gần gũi với thiên nhiên.
4. Thiết kế văn phòng làm việc chung
5 tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế văn phòng làm việc chung:
4.1 Chức năng và Hiệu quả
- Không gian đa chức năng: Thiết kế văn phòng phải linh hoạt, cho phép dùng cho nhiều mục đích khác nhau như làm việc nhóm, hội họp, thư giãn và các hoạt động sáng tạo. Điều này giúp tối ưu hóa không gian của văn phòng.
- Sắp xếp bố cục hợp lý: Bố trí không gian hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các khu vực làm việc.
- Cấu trúc linh hoạt: Văn phòng cần được thiết kế sao cho dễ dàng điều chỉnh và thay đổi theo nhu cầu sử dụng, chẳng hạn như các vách ngăn, bố trí các món đồ nội thất đa năng.
- Công nghệ hỗ trợ: Trang bị đầy đủ các thiết bị và hệ thống công nghệ hiện đại như Wifi, thiết bị họp trực tuyến như máy máy chiếu, micro,…
4.2 Sự thoải mái và tiện nghi
- Ánh sáng tự nhiên: Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng các cửa sổ lớn, giếng trời để tạo môi trường làm việc dễ chịu, thoải mái.
- Âm thanh và ánh sáng: Kiểm soát tiếng ồn bằng cách sử dụng các vật liệu cách âm, bố trí thêm các khu vực yên tĩnh. Hệ thống chiếu sáng không nên quá chói.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí để duy trì nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng, đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng.
- Nội thất tiện nghi: Sử dụng nội thất chất lượng cao, phù hợp với phong cách và nhu cầu của người sử dụng, ví dụ như các loại ghế ngồi ergonomic, bàn làm việc.
4.3 Thân thiện với môi trường
- Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng vật liệu xây dựng, nội thất thân thiện với môi trường. Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng, kết hợp tối ưu ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm năng lượng.
- Tái chế và tái sử dụng: Ưu tiên sử dụng nội thất tái chế được sản xuất từ vật liệu thân thiện với môi trường. Khuyến khích việc tái chế giấy, nhựa và các vật liệu khác trong văn phòng, thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện nước,…
- Thu gom thiểu rác thải: Thực hiện các biện pháp thu gom và xử lý rác thải hợp lý.
4.4 An toàn và Bảo mật
- Hệ thống an ninh: Cung cấp hệ thống an ninh hiện đại để bảo vệ tài sản và an toàn cho người sử dụng, chẳng hạn như lắp đặt camera giám sát, hệ thống kiểm soát ra vào,…
- Chống cháy nổ: Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và sơ tán an toàn. Lắp đặt các thiết bị phát hiện khói, bố trí lối thoát hiểm.
- Bảo mật thông tin: Sử dụng các hệ thống bảo mật dữ liệu mạnh mẽ và quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin cá nhân người lao động.
4.5 Phong cách và thẩm mỹ
- Phong cách độc đáo: Tạo không gian làm việc ấn tượng, thể hiện được văn hóa và bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp.
- Sự hài hòa: Kết hợp các yếu tố thiết kế một cách hài hòa, tạo ra môi trường làm việc dễ chịu và thoải mái. Sử dụng các tông màu nhẹ nhàng, bố cục hợp lý và bố trí nội thất phù hợp.
- Sự sáng tạo: Khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế, truyền cảm hứng cho người sử dụng. Thiết kế các khu vực sáng tạo, phòng chơi game hoặc không gian thư giãn để nhân viên thư giãn và tìm thấy cảm hứng làm việc.
5. Thiết kế văn phòng Coworking tại HELI INTERIOR DESIGN
Nếu bạn là doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị thi công, thiết kế nội thất văn phòng Coworking chuyên nghiệp và uy tín, HELI INTERIOR DESIGN chính là lựa chọn phù hợp. Dưới đây là những lý do bạn nên lựa chọn HELI INTERIOR DESIGN:
- Kinh nghiệm dày dặn: Hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất văn phòng với hơn 2000 khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có nhiều khách hàng có tên tuổi lớn trong ngành.
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư tài năng, sáng tạo, giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất, mang đến những giải pháp thiết kế văn phòng làm việc chung tối ưu cho các doanh nghiệp.
- Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp: Dịch vụ thiết kế văn phòng chuyên nghiệp, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Tỷ lệ đối tác nhà thầu từ đến từ lời giới thiệu của khách hàng là 100%.
Bài viết trên đây HELI INTERIOR DESIGN đã cùng bạn tìm hiểu về mô hình văn phòng làm việc chung, đặc điểm, yêu cầu và các mẫu văn phòng Coworking ấn tượng hiện nay. Xu hướng văn phòng làm việc chung sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, tăng sự kết nối giữa mọi người, tạo không gian làm việc thoải mái, dễ chịu. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm khi thiết kế văn phòng làm việc chung, hãy liên hệ ngay HELI INTERIOR DESIGN để được tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 9A Phạm Cự Lượng, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại:(+84) 28 3847 9110
- Hotline:093 8767 267 – 093 8675707
- CSKH: 093 8767 267
- Email: info@heli.com.vn